Tính đến trưa 7/10,ànhtíchkémsovớikhuvựcởAsiadnằmtrongdựbámacbook pro 2019 Việt Nam giành ba HC vàng, năm HC bạc và 17 HC đồng, lần lượt đứng thứ 21 châu Á và thứ sáu Đông Nam Á, xếp sau Thái Lan (12 HC vàng), Indonesia (7), Malaysia (6), Philippines (4) và Singapore (3 vàng và 6 bạc). Còn ở kỳ trước, Việt Nam giành năm HC vàng, 15 HC bạc và 19 HC đồng để đứng thứ 16 châu Á và thứ tư Đông Nam Á.
Điều này trái ngược với vị thế ở SEA Games, nơi Việt Nam dẫn đầu bảng thành tích hai kỳ gần nhất là đại hội lần thứ 31 tại sân nhà (205 HC vàng) và lần thứ 32 tại Campuchia (136 HC vàng). "Thể thao Việt Nam là thế lực lớn ở Đông Nam Á, nhưng thành tích Asiad kém so với khu vực là điều nằm trong dự báo", ông Việt chia sẻ trong cuộc gặp gỡ các phóng viên đang tác nghiệp tại Hàng Châu, Trung Quốc tối 6/10.
Theo ông Việt, chất lượng VĐV vẫn là yếu tố chính quyết định thành tích. Tại Asiad 19, cầu mây bốn nữ Việt Nam, kình ngư Nguyễn Huy Hoàng... là số ít đạt tầm thế giới hoặc châu lục. Trong khi đó, xác suất giành huy chương dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác như chấn thương, bốc thăm, tâm lý...
Ví dụ như VĐV Nguyễn Thị Thật từng vô địch châu Á và giành vé dự Olympic môn đua xe đạp đường trường, nhưng không may chấn thương nên về thứ tư. Dù là đương kim á quân thế giới, võ sĩ Nguyễn Thị Tâm mới trở lại sau chấn thương và gặp đương kim vô địch thế giới người Ấn Độ ngay vòng đầu nên không thể tiến sâu. Xạ thủ Hà Minh Thành và Trịnh Thu Vinh, hay kỳ thủ cờ tướng Lại Lý Huynh, Nguyễn Thành Bảo cũng không duy trì được tâm lý ổn định nên lỡ hẹn huy chương.
Về nguyên nhân sâu xa hơn, Cục trưởng Việt khẳng định không thể ngày một, ngày hai tạo nên nhà vô địch Olympic và Asiad. Theo ông, thể thao Việt Nam gặp khó khăn trong xây dựng môn trọng điểm, với ba yếu tố tác động chính gồm kinh tế, hệ thống tuyển chọn và đào tạo và xu thế thể thao thế giới. "Kể cả khi xác định được môn thể thao trọng điểm, Việt Nam cũng chưa xây dựng được hoàn chỉnh", ông nói. "Chúng ta phải có hệ thống tuyển chọn ở 63 tỉnh thành, rồi có hệ thống thi đấu cấp tiểu học để lựa chọn tài năng".
Vấn đề nữa là xu thế thể thao đỉnh cao dần cắt giảm những hạng cân nhẹ dẫn đến Việt Nam và các nước Đông Nam Á gặp khó trong cạnh tranh thành tích. Ở Asiad 19, cử tạ loại hạng 56kg nam, trong khi thuyền nhẹ môn rowing bỏ nội dung bốn người mà Việt Nam từng giành HC vàng kỳ trước.
Ông Việt cũng cho rằng sự phối hợp giữa thể thao với các ngành khác như y tế, giáo dục chưa tốt, dẫn tới khó tạo bước đột phá trong phát triển thể trạng, đặc biệt là chiều cao của người Việt Nam. Theo ông, đang có thực trạng là khi phát hiện cá nhân cao 1,8 m có tố chất tốt thì chính các bộ môn cũng cạnh tranh gay gắt để giành người.
Quay trở lại với vấn đề kinh tế, Cục trưởng cho rằng hạn chế này diễn ra từ nhiều năm qua. Theo ông, ngân sách Nhà nước cho thể thao được đánh giá không đủ chia cho các môn, với nhiều khâu từ tuyển chọn, đào tạo, tổ chức giải, tập huấn... Giải pháp thu hút tài trợ, nguồn xã hội hóa từ doanh nghiệp chưa được đẩy mạnh dẫn đến nhiều liên đoàn không thể tự tìm nguồn thu để hoạt động mà dựa hoàn toàn vào tiền ngân sách.
Tài chính chỉ đủ cho nhu cầu cơ bản nên những vấn đề về khoa học thể thao khó được quan tâm để nâng cao thành tích. "Khoa học gồm nhiều vấn đề như tính toán khối lượng vận động, công tác hồi phục, dinh dưỡng... để tối ưu hóa kỹ chiến thuật trong thi đấu", ông Việt cho hay và lấy ví dụ điển hình như tuyển bóng chuyền nữ cần đội ngũ thống kê, hay VĐV cầu lông Nguyễn Thùy Linh ra nước ngoài phải có HLV và bác sĩ hồi phục theo kèm, nhưng mọi thứ không thể thực hiện vì thiếu năng lực tài chính.
Hiếu Lương